Thứ Sáu, 8 tháng 1, 2016

Những vấn đề xoay quanh "Bình chữa cháy xe hơi"

     Bộ Công an đã ban hành Thông tư 57 về định mức trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho xe cơ giới, đáng chú ý là các quy định đối với các xe du lịch cá nhân từ 4 chỗ ngồi chở lên.
     Theo đó, Thông tư 57 hướng dẫn cụ thể các danh mục, định mức bắt buộc về các trang thiết bị phòng cháy và chữa cháy trên xe ôtô. Theo đó, đáng quan tâm là các loại xe du lịch từ 4 - 9 chỗ bắt buộc phải có một bình cứu hỏa, thuộc một trong những chủng loại sau: bình bột dưới 4kg, bình bọt dưới 5L, bình nước với chất phụ gia chữa cháy dưới 5L hoặc bình khí CO2 chữa cháy dưới 4kg.
Các dòng xe khác với số người lớn hơn sẽ có những yêu cầu cao hơn, cụ thể như sau:


    Ngoài ra, Thông tư cũng khuyến khích chủ sở hữu xe, tùy từng đặc điểm của mỗi loại xe mà có thể bổ sung thêm các loại phương tiện, vật dụng phòng/chữa cháy như quần áo/mũ chống cháy, hộp sơ cứu, các dụng cụ cứu thương.
    Thông tư 57 cũng khuyến cáo, các phương tiện phòng/chữa cháy trên xe ôtô cần để ở những chỗ dễ thấy, dễ lấy sử dụng nhưng không ảnh hưởng đến thao tác của người lái xe. Ngoài ra việc để các bình cứu hoả nên tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào, đặc biệt là vào mùa hè.
Mức phạt hành chính

    Trong khi đó, nếu trong trường hợp các phương tiện cơ giới, cụ thể là các loại xe du lịch từ 4 chỗ trở lên nếu thiếu các phương tiện phòng/chữa cháy theo danh mục quy định tại Thông tư 57 sẽ phải chịu mức phạt từ 300.000 đến 500.000đ (quy định tại Điều 41, khoản 2, Nghị định 167/2013 của Chính Phủ về quy định xử phạt hành chính).
Bộ Công an quy định ôtô bắt buộc phải có bình cứu hỏa: Cục Đăng kiểm nói... không nhất thiết!

    Theo Thông tư 57 của Bộ Công an, từ 6.1.2016, phương tiện giao thông cơ giới đường bộ từ 4 chỗ ngồi trở lên phải trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy. Phía công an khẳng định, bình chữa cháy trên xe ôtô là bắt buộc và kiểm tra ráo riết các lái xe, trong khi Cục Đăng kiểm nói không nhất thiết phải có.
Cục Đăng kiểm: Bình cứu hỏa không phải là điều kiện
    Xung quanh thông tin Bộ Công an quy định nếu phương tiện giao thông không trang bị bình cứu hỏa sẽ không được đăng kiểm, đại diện Cục Đăng kiểm vừa khẳng định với Báo Lao Động rằng trang bị bình cứu hỏa trên xe ôtô không phải là điều kiện để đăng kiểm xe cơ giới.

    Trao đổi với Báo Lao Động, ông Nguyễn Hữu Trí - Cục phó Cục Đăng kiểm - cho biết, cục tiến hành  kiểm định xe cơ giới theo quy định của Thông tư 70 của Bộ GTVT, trong khi Thông tư số 57 của Bộ Công an đưa ra quy định về việc kiểm soát trên đường.

    Đối tượng áp dụng của Thông tư 57 không liên quan tới việc kiểm định xe cơ giới, việc đưa ra và áp dụng các quy định về kiểm định xe cơ giới là thuộc quyền hạn của
Bộ GTVT.

    Do đó, hiện nay, Cục Đăng kiểm chỉ chỉ đạo các trạm đăng kiểm nhắc nhở người dân về việc có quy định liên quan tới trang bị bình cứu hỏa. Đại diện Cục Đăng kiểm cũng cho biết cục chỉ kiểm tra về trang bị bình cứu hỏa với xe trên 16 chỗ ngồi và những xe téc, còn xe cá nhân thì không bị kiểm tra, kiểm định về vấn đề này.

    Đại diện Cục Đăng kiểm cho rằng, trong quá trình áp dụng Thông tư 57 cần phải có các hướng dẫn cụ thể cho người dân và những hướng dẫn này phải phù hợp với kết cấu, thiết kế của xe.

    Liên quan tới vấn đề cháy nổ xe, đại diện Cục Đăng kiểm khuyến cáo, do thiết kế không gian xe 4 chỗ thường nhỏ nên khi xảy ra cháy nổ, tốt nhất người trong xe nên rời ra xa thay vì lục tìm hay cố gắng mở cốp tìm bình cứu hỏa.
Loạn giá bình chữa cháy mini 

     Theo ghi nhận, trong chiều 6 và ngày 7.1, các tài xế, chủ xe ôtô chỉ cần bỏ ra từ 70.000-140.000 đồng là đã có một bình chữa cháy mini. Tại một cửa hàng bán thiết bị chữa cháy trên đường Nguyễn Xiển, một nhân viên bán hàng cho biết, tùy theo từng loại bình chữa cháy mini có giá từ 70.000 đến vài triệu đồng. Rất nhiều loại bình không hề có tem kiểm định, tuy nhiên nhân viên bán hàng tại đây lại khẳng định, bình chữa cháy dập lửa rất an toàn và hiệu quả.
Theo quan sát, hầu hết các mặt hàng bình chữa cháy được bán đều có xuất xứ từ Trung Quốc, hầu hết đều không có tem bảo hành, tem kiểm định và nguồn gốc xuất xứ. Thậm chí, nhiều bình chữa cháy mini còn bị bong tróc, hoen gỉ phần vỏ. “Mấy ngày nay người mua bình chữa cháy nhiều lắm, không mua là mai không có mà mua nữa đâu”. Khi phóng viên đề cập vấn đề bảo hành, nguồn gốc xuất xứ, cách sử dụng, các nhân viên tại khu chợ trời… né. “Cứ lấy về mà dùng đi, không sao đâu, đối phó với công an là chính” - một nhân viên bán hàng nói.
     Trước nhu cầu mua bình chữa cháy mini, thị trường bình chữa cháy mini không ngừng tăng giá, nhiều mặt hàng trôi nổi được tung ra thị trường, không chỉ tại các khu chợ trời, gara ôtô, nhiều cửa hàng tạp hóa thậm chí quán bán nước trà đá tại các vỉa hè cũng mua bình chữa cháy mini về để bán.
Báo động nguồn hàng kém chất lượng

    Trong ngày 6.1.2016, Đội Quản lý thị trường số 14 - Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội đã phối hợp với Đội an ninh công thương du lịch, Phòng An ninh kinh tế, Công an TP.Hà Nội đã tiến hành kiểm tra và phát hiện cơ sở làm bình PCCC giả. Tại thời điểm kiểm tra của lực lượng chức năng, Cty TNHH Xuất nhập khẩu và phát triển Ngọc Linh (ngõ 1295/11 đường Giải Phóng, quận Hoàng Mai, Hà Nội) có hàng trăm bình chữa cháy giả đã hoàn thiện cùng nhiều vỏ bình chữa cháy cũ đã qua sử dụng và thiết bị để sản xuất làm giả sản phẩm như tem nhãn, sơn màu… Tiến hành soát xét kho xưởng, tổ công tác phát hiện nhiều tem giả có in dòng chữ Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật PCCC của Trường Đại học PCCC. Qua khai nhận của đơn vị sản xuất thì số bình trên là do đơn vị thu mua về rồi bơm hóa chất để đưa đi tiêu thụ trên thị trường.
Chuyên gia cảnh báo chính bình này có thể phát nổ trong xe, và thực tế đã từng xảy ra

    Theo chuyên gia - kỹ sư ô tô Nguyễn Minh Đồng, bình cứu hỏa được khuyến cáo không để ngoài ánh sáng và nơi nhiệt độ quá 55 độ C. Trong khi đó, nhiệt độ trong xe hơi để ngoài trời trong điều kiện khí hậu nhiệt đới như VN có khi lên tới 70 - 80 độ C, chưa kể xe màu đen còn hấp thụ nhiệt nhiều hơn. Vì vậy, sẽ dẫn đến nguy cơ không an toàn cho xe cũng như người sử dụng xe.
Lo bình cứu hỏa nổ trong xe - ảnh 1
Trong trường hợp xe cháy, người ngồi trong xe có thể chạy được. Ngược lại, bình chữa cháy nổ trong xe thì không thể chạy được. Tôi đã đi 40 - 50 nước vẫn chưa thấy nước nào quy định để bình chữa cháy trên xe
Lo bình cứu hỏa nổ trong xe - ảnh 2
Chuyên gia - kỹ sư ô tô Nguyễn Minh Đồng
“Việc xe di chuyển liên tục cũng sẽ khiến dung dịch trong bình bị sốc, tạo áp suất cao. Vì vậy, khi mở bình ra để xịt rất dễ bị nổ do khí CO2 bị nén, giống như để chai bia ngoài trời nắng nóng rất dễ nổ”, ông Đồng nói.


Nguồn: Tổng hợp

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét